top of page

5 THÁCH THỨC TRONG HÀNH TRÌNH MENTORING

Đã cập nhật: 21 thg 12, 2023


5 trở ngại trong hành trình Mentoring
Ban tổ chức chương trình BKASIM Mentoring


5 thách thức trên hành trình Mentoring
Đội hình BKASIM Mentors và Mentees mùa 1


Mình có cơ duyên chính thức làm Mentor từ năm 2018. Đã từ là Mentor với các trường: RMIT (3 mùa), UEH (4 mùa), Amcham Scholarship Mentoring (3 mùa).. Tuy nhiên, khi được về với "sân nhà" KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA thì đó là một niềm tự hào của người con trở về với quê hương mình.


Mùa 1 là mùa mang tính thử nghiệm, nên số lượng Mentor và Mentee chưa nhiều, đi chậm để có thể đi vững. Mình rất vui được tham gia network của các Anh Chị Mentor đồng nghiệp có cái tâm "có nhiêu cho hết luôn" của chị Phương, cái tâm của những Anh Chị đang là quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhưng vẫn dành thời gian cho sự phát triển của các bạn trẻ có thể cần mình. Mình tin là mình sẽ học được nhiều điều từ chương trình. Còn về phía Mentee, mình chia sẻ thêm từ 5 kinh nghiệm sau 5 năm đi làm Mentor:


1. MENTEE KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ NÓI TỪ LẦN HẸN THỨ BA

Có thể 1-2 lần gặp đầu tiên sẽ kể chuyện, giới thiệu, nhưng ở lần thứ ba thì nhiều bạn Mentee bị "bí" đề tài. Lý do: "những gì muốn làm thì đang làm, chưa có kết quả và không có câu hỏi". Không sao cả, Mentor luôn sẵn sàng đón nhận. Cách để vượt qua:

- Dành thời gian thiết lập mục tiêu 12 tháng ngay từ buổi gặp đầu tiên, không quá 5 mục tiêu. Làm rõ lý do vì sao khát khao các mục tiêu này.

- Theo dõi cách thức hành động để hướng đến mục tiêu là cả quá trình trao đổi.


2. NGẠI/SỢ MENTOR BẬN, THẤY MENTOR PROFILE KHỦNG NÊN CŨNG ÁP LỰC KHI GẶP MENTOR

Thật ra, khi xác định chọn vai Mentor, các Anh Chị chỉ có 1 cái tâm là cho đi, không đòi hỏi gì, cũng không thích thể hiện gì cả. Ở sân chơi Mentor - Mentee, người chủ động và kiểm soát cuộc chơi là Mentee, không phải Mentor. Khi đã rõ ràng tâm thế rồi, thì Mentor sẵn sàng lắng nghe mọi trả lòng, câu hỏi mà không hề phán xét, chỉ có đồng cảm và chia sẻ. Mentor không phải là Sếp, không quyết định được lương/thưởng/thành/bại của các Bạn, nghen. Ổn áp chưa các Bạn?


3. NGẠI CHIA SẺ LẠI NHỮNG ĐIỀU ĐÃ TRAO ĐỔI VỚI MENTOR KHI VIẾT RECAP

Những bài học bạn rút ra là một nguồn insights quý để các bạn khác tham khảo. Khi viết, bạn có cơ hội sắp xếp, trau chuốt, cân chỉnh để phản ánh suy nghĩ một cách chỉn chu nhất. Chẳng ai có quyền chê bai suy nghĩ của bạn. Hãy chân thành!


4. MENTEE KHÔNG CAM KẾT VỀ THỜI GIAN VÀ VỀ HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN

Ví dụ, Mentor khuyến nghị Mentee nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ, hoặc đọc một cuốn sách, thường mình hay gặp câu chuyện là "Em bận..", "Em sắp thi.." hay "..mới chia tay người yêu nên buồn".. vân vân và mây mây. Thực tế, thời gian của Mentor rất quý, và khi họ dành thời gian cho Mentee, hãy trân trọng khoảng thời gian và chất xám của họ. Trong mối quan hệ này, Mentee là người thụ hưởng và nắm quyền chủ động, do vậy, xin hãy dành sự tôn trọng giá trị trí tuệ của Mentor khi đưa ra các lời khuyên cho các Bạn.


5. CÓ OPENING NHƯNG KHÔNG CÓ CLOSING

Nhiều người đi hết chương trình Mentoring cũng không đúc kết lại mình đã "thu hoạch" được gì, chỉ biết gặp - nói chuyện - về. Vậy nên, việc Chốt mục tiêu PHÁT TRIỂN BẢN THÂN của Mentee là rất quan trọng để khởi đầu. Khi kết thúc, cứ đánh giá dựa trên mục tiêu ban đầu. Sẽ có Mentee bỏ cuộc, sẽ có Mentee không đạt mục tiêu, nhưng phải có kết thúc và đúc rút kinh nghiệm cho hai phía. Đừng để câu chuyện không có closing trở thành một ký ức không vui đối với cả hai.


Chúc chương trình Mentoring mùa 1 của BKA-SIM Mentoring "ít mà chất" nha!


Trân trọng và Yêu thương,


66 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page