Khoảng tháng 12 năm 2018, mình ở trong tình huống thất bại lớn trong cuộc đời: thất bại trong đợt gọi vốn trên Sharktank (lên sóng 03/08/2018), Sếp bảo mình đừng viết bài về SML nữa, Vợ Chồng lục đục lên đến cao trào, Nợ nần bủa vây, bạn bè e dè và khách hàng thì ngó nghiêng, cổ đông thì tạm ngưng rót vốn.. Đúng nghĩa "tứ bề thọ địch"! Đó là cảm giác của "một trái cam héo dần héo mòn từ bên trong", của một người đàn ông mà "trên bảo dưới không nghe" (bạn sẽ khó cảm nhận được cái ấy của bạn nó không lên được kinh khủng thế nào đâu), và tâm lý muốn tự tử chực chờ quay lại. Mỗi ngày trôi qua, mình như một con zoombie thực sự, nhưng ngoài mặt thì vẫn phải "look-like-busy" vì dù gì cũng là cái thứ C-level của công ty.
Sau này ngồi nghiệm lại, thứ duy nhất ở thời điểm đó giúp cho mình có thể vượt qua là những Quick-win (thành tích nhỏ được ghi nhận) từ phía khách hàng. Mình còn nhớ như in khách hàng ở thời điểm đó cho mình một tí chút hy vọng để còn sống chính là dự án WMS + TMS + tư vấn vận hành kho với Space group (chủ sở hữu hệ thống Karaoke iKool), dự án WMS với Mesa Group. Công việc khiến cho mình bận rộn để quên bớt đi thực tại, để lao vào thứ làm gì đó có chút giá trị thì mỗi ngày trôi qua nó đỡ áy náy. Và cuối cùng, Trời thương nên cũng dần dần vượt qua những thời khắc đen tối ấy.
Quay lại cái hình dưới, tác giả của bài post là bác Scott Galloway, giáo sư về Marketing ở ĐH New York, tác giả cuốn sách nổi tiếng Tứ đại quyền lực (tựa tiếng Anh - The Four), người vẽ cái hình minh hoạ là Liz Fosslien. Cái hình minh hoạ 2 kiểu suy nghĩ điển hình của 2 nhóm người:
1. Nhóm bên trái: là những MANAGER, những người khi gặp mình sẽ yêu cầu mình có JOB DESCRIPTION, KẾ HOẠCH CHI TIẾT, có TỪNG MILESTOLES CỤ THỂ để có thể ráp vào và vận hành công việc. Họ sẽ không ngừng hỏi mọi câu hỏi rất detail để nắm thật rõ cách thức triển khai, cân nhắc kỹ rất nhiều phương án trước khi ra quyết định.
2. Nhóm bên phải: là những ENTREPRENEUR - DOANH NHÂN, những người nắm concept rất nhanh và có khả năng hành động để hướng tới mục tiêu. Chân dung điển hình của nhóm này là bác Richard Branson, Elon Musk.. Trước khi làm ra SpaceX, anh Elon Musk làm gì có kinh nghiệm làm việc hay được đào tạo từ Nasa, bác Richard Brandson làm gì có kinh nghiệm điều hành một hãng hàng không nào? "Just do it" là tinh thần để họ làm việc và có được kết quả ngày nay.
Tấm hình này "chạm" đến mình vì mình nghiệm ra mình là người ở nhóm 2, sau một thời gian 10 năm liên tục tích luỹ kinh nghiệm ở vị trí TRỢ LÝ CHO C-LEVEL. Và những người mình đang cộng tác, làm việc đều ở một trong hai nhóm này. Và từ đó, mình có thể có một tâm thế bình lặng khi đón nhận những câu hỏi, vì câu hỏi phản ánh góc nhìn của người đang đối thoại với mình.
Theo quan điểm của Growth Mindset, hình bên trái tương đồng với Fixed Mindset và hình bên phải tương đồng với Growth Mindset. Nói cách khác, có một câu hỏi khác mình sẽ hỏi: NẾU STARTUP LÀ MỘT CANH BẠC, BẠN SẴN SÀNG MẤT BAO NHIÊU MÀ VẪN VUI VẺ?
Thất bại CÓ GIÁ TRỊ CỦA NÓ. Với mình, ở thời điểm này, THẤT BẠI LÀ NHỮNG MÓN QUÀ, NHỮNG HÒN ĐÁ TẢNG CHO MÌNH CÁI MÓNG NHÀ VỮNG CHẮC Ở BÊN TRONG TÂM HỒN, để có thể ĐÓN NHẬN THÊM NHỮNG KHÓ KHĂN, ÁP LỰC TỪ CUỘC SỐNG VỚI SỰ AN NHIÊN (inner peace). Mình đã đi qua quá trình tiến hoá như bạn Gấu Trúc trong Kungfu Panda, như cậu bé vai chính trong Karatekid, và một người đã cho mình hiểu style về cách đi của mình là "FROM ZERO TO HERO"..
Có rất nhiều người chỉ thấy những gì MÌNH ĐANG CÓ, nhưng chắc sẽ khó cảm nhận được những gì mình ĐÃ TRẢI QUA để có được! Vậy thì, BẠN CÓ CÒN SỢ THẤT BẠI CHĂNG?
Comments