Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động và liên thông với nhau một cách kinh khủng khiếp. Ví dụ như một con virus siêu tí hon như Covid có thể làm chao đảo Thế giới trong vòng có 2 năm. Hoặc khi cả cộng đồng đang rần rần than thở GIÁ XĂNG TĂNG, thì thực tế là giá cả sinh hoạt cũng sẽ tăng theo một cách tự nhiên.
Chuyện GIÁ TĂNG là TỐT hay KHÔNG TỐT? Còn tuỳ bạn ở phía bên nào.. Nếu Bạn làm việc tại các HÃNG TÀU lớn, e rằng năm rồi bạn cười rụng rún vì bị tiền đè. Còn Bạn ở phía nhà Xuất Nhập khẩu, bài ca của Bạn sẽ là "GIÁ CƯỚC KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC LÀM THIỆT HẠI CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH". Vậy nên, dù Bạn nói gì thì Bạn luôn đúng!
Vậy câu hỏi tiếp theo là sự TÁC ĐỘNG TĂNG GIÁ đem lại LỢI ÍCH CHO SỐ ÍT NHƯNG GÂY THIỆT HẠI CHO SỐ ĐÔNG? Dạ, xin thưa BẢN CHẤT THỊ TRƯỜNG LÀ NƠI GẶP NHAU GIỮA CUNG VÀ CẦU. Bạn chê Xăng tăng giá, thế rồi Xe bạn có cần chạy xăng không? Hay bạn kiên quyết chuyển sang chạy XE ĐIỆN cho nó lành? Nên chốt lại ý 1: TĂNG GIÁ HAY GIẢM GIÁ LÀ DO BIẾN ĐỘNG CUNG CẦU. VÀ BẠN LUÔN CÓ CHỌN LỰA CỦA RIÊNG MÌNH!
Về GIÁ DỊCH VỤ THUÊ KHO, các luận điểm sau đây giải thích cho Tít của bài viết.
1. Khi giá vận tải tăng (do giá nhiên liệu tăng), Bạn mới thấy sự lợi hại của một Trung tâm Phân phối như Duy Hưng Logistics vì rất gần Thành Phố và rất ít khi bị kẹt xe. Chỉ cần nhích lên một tí, quá ngã tư 550 là NỖI ÁM ẢNH CHO NGƯỜI VẬN TẢI VÌ KẸT XE LIÊN MIÊN. Vị trí của Trung tâm phân phối, không chỉ về KHOẢNG CÁCH VẬT LÝ mà còn là THỜI GIAN DI CHUYỂN THUẬN TIỆN mới là yếu tố quyết định GIÁ TRỊ CỦA TRUNG TÂM PHÂN PHỐI. Vậy, nếu vị trí TTPP ấy đang đóng góp tích cực vào giá thành Logistics, cớ gì mà không ĐIỀU CHỈNH TĂNG GIÁ DỊCH VỤ THUÊ KHO THEO CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG?
2. Về mặt CUNG KHO LOGISTICS, tuy có sự tăng nhanh trong thời gian 3 năm gần đây với sự tham gia mạnh mẽ từ BWI Industrial, Woojin (Logistics Valley), Cainiao (a member of Alibaba group), KCN, Mapple Tree,.. nhưng phía NHU CẦU tăng lẹ hơn: nhà máy nô nức chuyển về Việt Nam để tránh Thương Chiến Mỹ-TQ, đầu tư mới FDI tăng mạnh khi Việt nam là NGÔI SAO MỚI (điển hình gần đây là IKEA), nhu cầu tiêu dùng nội địa CỦA 100 TRIỆU DÂN MÀ QUÁ 40% ĐANG LÀ TẦNG LỚP TRUNG LƯU, sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng nhất là sau đại dịch, tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mức 700 tỷ usd. Thế nên, THỰC TẾ LÀ CHỦ HÀNG NÀO HẾT HẠN HỢP ĐỒNG MÀ KHÔNG CHẤP NHẬN GIÁ KHO TĂNG LÀ CĂNG MẮT ĐI TÌM PHƯƠNG ÁN NHA.
3. Kho dịch vụ logistics có nhiều tiêu chuẩn, chất lượng đầu tư khác nhau lắm. Ví dụ, trong Trung tâm phân phối ICD Sóng Thần, có những mặt bằng được xây cách đây 20 năm và chấp nhận mức giá 60k-70k là ổn, nhưng những Trung tâm phân phối mới như DC3 của CJ Gemadept Logistics, Kho của U&I ở VSIP, kho của ICD Tân Cảng Sóng Thần hợp tác với Tập đoàn ITL,.. các mặt bằng kho đẹp sau này có CHẤT LƯỢNG cao hơn nhiều, nhưng hiện đang bị nhiều DOANH NGHIỆP CHỦ HÀNG tìm cách ép giá, đánh đồng với nhau rằng ĐÓ LÀ MẶT BẰNG GIÁ THUÊ KHO CỦA THỊ TRƯỜNG. Đặc biệt, mới đây, Head of Supply Chain của một Tập đoàn Hàng Tiêu dùng Top 10 của VN (doanh số > 3 tỷ usd) ra chỉ thị cho các DN môi giới Bất động sản đi tìm kho có quy mô 15,000 pallet, tiêu chuẩn chứa hàng thực phẩm mà giá phải dưới 4usd/m2/tháng. Em xin quỳ gối bởi bạn đang mang tư tưởng của kẻ mạnh để đi ép những chủ kho yếu bóng vía, mà không trân trọng giá trị thực sự của một Kho dịch vụ logistics.
Câu hỏi tiếp theo là GIÁ DỊCH VỤ KHO LOGISTICS TĂNG TẠO ẢNH HƯỞNG GÌ? Mặt tích cực: Chủ kho dịch vụ nhận được đúng giá trị thị trường, sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho nhân sự, khi nhân sự yên tâm thì công việc sẽ thuận lợi, khó khăn sẽ vượt qua. Mặt tiêu cực: CHỦ HÀNG sẽ nói họ bị thiệt và họ sẽ tìm vendor khác --> mời bạn; hoặc Họ phải tăng giá cho khách hàng của họ --> mời bạn. Dù bạn làm gì thì Bạn luôn đúng mà! Nên nhớ, cơ cấu chi phí logistics điển hình là 60-70% từ mảng vận tải, 20-30% đến từ mảng KHO, trong đó, phần dịch vụ THUÊ KHO chiếm không đến 1/3 trong Cơ cấu chi phí KHO, nghĩa là cho dù GIÁ DỊCH VỤ THUÊ KHO TĂNG GẤP ĐÔI THÌ CHỈ ẢNH HƯỚNG ĐẾN 10% CHI PHÍ LOGISTICS, TRONG KHI LỢI ÍCH ĐEM LẠI LÀ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI KHÔNG QUÁ BIẾN ĐỘNG.
Lý do mà GIÁ DỊCH VỤ KHO CHƯA TĂNG LÀ VÌ GIÁ THUÊ CỐ ĐỊNH TRONG THỜI HẠN HỢP ĐỒNG. Cho nên, nhiều bên Chủ kho cũng đang chực chờ hợp đồng hết hạn để điều chỉnh giá về đúng mức thị trường chấp nhận được. Vậy điều chỉnh về mức nào? Thật ra, tư duy thiết lập mặt bằng giá kho ở Việt Nam mình chủ yếu dựa vào COST-BASED chứ không phải VALUE-BASED. Nghĩa là, với miếng đất đó, xây cái kho, ra chi phí phân bổ/m2, cộng thêm margin thì ra mức biến động 3-4 usd/m2 là đủ lời. Và thế là họ dừng ở mức suy nghĩ như vậy, chứ không nắm rành rọt GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA MỘT CÁI KHO VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ.
Mình viết bài này là để chia sẻ cho các Doanh nghiệp:
1. Doanh nghiệp CHỦ KHO VIỆT NAM: các Anh nên đọc thêm báo cáo thị trường (ví dụ như nganhhang.vn, fiinpro,..), bổ túc kiến thức thực tế để hiểu CÁCH CHƠI ĐANG THAY ĐỔI.
2. Doanh nghiệp CHỦ HÀNG ĐANG ĐI THUÊ KHO: các Anh nên TÔN TRỌNG NGHỀ LOGISTICS, CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS, đừng lấy COST-BREAK-OUT ĐỂ ĐI ÉP HỌ, TỘI NGHIỆP HỌ LẮM. Mình có thể điểm danh chính xác những DOANH NGHIỆP NÀO đang có THÁI ĐỘ KHÔNG ĐÚNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ CHỈ CẦN MÌNH NÓI CÁI TÊN ĐÓ RA, CỘNG ĐỒNG CHỦ KHO NHẤT ĐỊNH SẼ CẠCH MẶT NHỮNG CÁI TÊN ĐÓ LUÔN. Khi đó, các ANH chỉ có thể tự đi thuê đất, tự xây kho cho biết đá, biết vàng nhé!
Túm một điều lại, CHÚNG TA BỊ THIẾU THÔNG TIN NÊN KHÔNG RA QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG. NHIỆM VỤ CỦA MÌNH CHỈ LÀ CUNG CÂP THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ HƠN, CÓ TÍNH HỆ THỐNG ĐỂ MỖI BÊN ĐỀU THẤY VÀ TÔN TRỌNG NHAU! CÒN THÌ, THỊ TRƯỜNG CÓ "BÀN TAY VÔ HÌNH" MÀ!
Tranh thủ quảng bá kho DỊCH VỤ LOGISTICS DUY HƯNG, nhưng là để CHO BIẾT THÔI, VÌ KHO DUY HƯNG LUÔN ĐẦY HÀNG, KHÔNG THỂ NHẬN THÊM QUÝ VỊ ƠI..
Comments