top of page

KHIÊM TRẦN TRAVEL: NHỮNG NGƯỜI PAKISTAN DỄ THƯƠNG 05/04/2022

Đã cập nhật: 6 thg 7, 2023



Nhiều người sẽ viết/share về hình ảnh hùng vĩ và tươi đẹp của đất nước Pakistan, nên mình chọn việc viết về CON NGƯỜI trước, vì như cụ Nguyễn Du đã viết "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

Mình tin là rất nhiều người chúng ta ở Việt Nam đang thiếu thông tin về CON NGƯỜI PAKISTAN để có thể biết - hiểu - cảm và gắn kết với những con người hiền hoà này. Nên nhớ, Pakistan là quốc gia hồi giáo chính thống có hơn 200 triệu dân, 5 ngôn ngữ, 10 tỉnh, kết nối giao thông trắc trở nên mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm khác nhau, sẽ có những người tốt bụng nhiệt tình đúng chất Hồi giáo chuẩn và đâu đó cũng sẽ có những người chưa tốt, nhưng chớ để "con sâu làm rầu nồi canh". Ngay cả người Việt mình cũng vậy, đa phần là tốt nhưng những tin tức Shock - Scandal - S.ex (nguyên tắc 3 S trong truyền thông) vẫn cứ ra rả hàng ngày về những chuyện chả mấy tích cực về người Việt Nam đấy thôi!

Cho đến ngày thứ sau, tất cả những người Pakistan mình được kết nối đều rất DỄ THƯƠNG (LOVELY), dễ mến. Mình kể một vài câu chuyện để chúng ta dễ hình dung:

1. Bác Trưởng làng Yasin Abdul Rahim Brong 24 năm quân ngũ, một chiến binh siêu thiện chiến, cống hiến tuổi trẻ để bảo vệ đất nước trước áp lực phía Ấn Độ cũng như chống lại làn sóng Taliban. Bác giờ chỉ làm công tác huấn luyện là chính và cực kỳ vui vẻ, dễ gần, quan tâm đến tất cả mọi người. Sáng hôm đi tham quan pháo đài ở Yasin, mình bị tụt lại phía sau (do mải mê hái hoa bắt bướm), bác nói "Lên, tao chở mày lên đó và quay lại trước 12h, không trễ xe đâu!". Rứa là mình phóc lên xe, ôm cái bụng bự của Bác, và Bác lái xe như cưỡi ngựa, lẹ làng băng dốc, vượt bao ổ gà thoắt cái 2 phút lên tới đỉnh luôn. Bác nói tiếng Anh lưu loát lắm, mà do không kịp thời gian để ngồi nghe Bác kể chuyện đời quân nhân thôi. Mình có hẹn sẽ quay lại thăm Bác và Bác có nhắn tin: tao sửa nhà để đón khách đây, tụi bây nhớ quay lại chơi lâu lâu nhé! , cũng thương lắm, tụi mình mà ở lại lâu lâu thì chắc bao nhiêu gà, vịt.. là bị đem ra mần thịt để đãi tụi mình quá.

2. Người bạn trẻ Asaar Rahim 18 tuổi, siêu đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ, tiếng Anh lưu loát, rất hiểu về cuộc sống ở làng và cũng mang một khát khao đi chu du thế giới. Mình bắt chuyện với bạn ấy lẹ lắm, cứ như bạn thân lâu ngày gặp lại. Bạn thì đẹp trai, mà bạn ấy lại khen mình đẹp trai, làm mình ngại ghê (mà cho hỏi, mình có đẹp trai ko anh chị ơi?). Ai đi du lịch ghé làng thì cứ alo cho bạn Asaar nhé, đảm bảo sẽ được take care tận tình.

3. Thầy hiệu trưởng ở ngôi trường lớn ở Yasin (xin lỗi em chưa có Facebook của Thầy để tag). Uyên bác, tận tuỵ, có uy lực và lãnh đạo trường. Thầy là người đáng nể với tâm huyết, sự cống hiến cho giáo dục. Mình sẽ post video về dịp mình được tham quan trường trong bài post sau.

4. Một gia đình mình chả quen biết, thấy mình mò mò vô chụp hình là họ ra chào đón, bắt tay, ôm mình như người bạn thân. Mình thì có ngại gì đâu, tứ hải giai huynh đệ mà! Người Hồi Giáo chuẩn thật ra rất thân thiện vì họ có niềm tin là mỗi người mình gặp được đều là có lý do từ Thượng đế sắp đặt, nên họ luôn chào đón mọi người khách xa lạ và tiếp đón với sự nồng hậu nhất. Thế nên, tụi mình hay đi "ăn chực" nhà người Pakistan lắm, cứ sáng sáng đi dạo, lượn lượn, chào hỏi, cái xin uống trà sữa/trà xanh là họ kéo vào nhà ngay, dắt hết bà con dòng họ ra chào hỏi, giao lưu. Ở Pakistan rất nhiều gia đình đề có chung quy tắc ứng xử này, nên Bạn yên tâm khi travel ở Pakistan nhé.

5. Một bé gái, mắt kính cận, mình mới quen chiều qua, xinh như một thiên thần. Ảnh đẹp của bé để mình sẽ post sau, nhưng có thể nói là trẻ em ở Pakistan cực kỳ dễ thương, đẹp và thân thiện. Tụi mình được vào nhà bé chơi, uống trà, giao lưu các thể loại, xong khi về, bé nắm tay hai cô trong đoàn để đưa ra tận xe, và mắt ngấn lệ, rươm rướm khi chia tay. Bé quá tình cảm kể cả với du khách lạ như tụi mình!

Túm lại, các Bạn hãy thoải mái khi giao tiếp với người Pakistan nhé!

Trân trọng và Yêu thương!

3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page