Hôm qua, 18/05/2022, khán phòng chính tại Tầng 3, khách sạn Sheraton hơn 500 ghế không còn chỗ trống. Toàn trai xinh, gái đẹp, sáng láng, xúng xa xúng xính như đi diễn thời trang hơn là đi nói chuyện làm ăn. Sự kiện lễ ra mắt Hội đồng đầu tư chương trình Sharktank mùa 5 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Cảm ơn Ban tổ chức đã cho mình cơ hội tham dự sự kiện này. Và mình cũng chia sẻ góc nhìn của một người đã có một sự gắn bó nhất định (tự phong) với cái tên Sharktank Vietnam từ năm 2018.
ĐẦU TIÊN, MẤT GÌ?
1. MẤT THÔNG TIN BÍ MẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
khi đã lên sóng Shanktank, Bạn phải trình bày hết ý tưởng, mô hình kinh doanh, công nghệ chủ đạo, điểm độc đáo, con số tài chính (sales, margin, profit, vốn..), đối thủ cạnh tranh, nghĩa là Bạn phải "phơi mình" trước hàng triệu khán giả truyền hình bao gồm Khách hàng, Đối thủ, Nhân viên, Đối tác.
Nghĩa là, có những điều, những góc khuất ít người biết thì đâu đó những người nói trên sẽ biết bạn có nói thật hay không, và nguy cơ bị đối thủ chơi xấu, khách hàng ngừng hợp đồng vì "ngó thấy ghét", nhân viên có thể rời đi vì "Sếp nói xạo", đối tác thì có thể thu hồi tiền/công nợ vì "được góp vốn là có tiền rồi, giả tiền đi"..
2. MẤT SỰ RIÊNG TƯ CHO BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH
Khi đã lên sóng Sharktank, gọi vốn thành công ngọt ngào thì không nói, thất bại thì: Con đi học về, khóc vì bị Bạn nói "Bố mày lên Sharktank thất bại", Vợ thì ca thán "đồng nghiệp em bảo thế này, thế kia, xấu hổ chết đi được", Facebook thì bị nhiều người lạ hoắc đào bới coi có vết gì không, Bạn bè trong Friend list thì nhắn tin các thể loại cảm xúc.
Đó sẽ là một CƠN BÃO THÔNG TIN thực sự chứ không phải là chuyện NÓI CHƠI CHO VUI. Các tờ báo, nhất là báo LÁ CẢI sẽ tận dụng Bạn để tự viết bài, tự review về Bạn mà không hề có sự cho phép của Bạn. Và kể cả khi Bạn gọi vốn thành công, Bạn cũng sẽ phải giữ gìn hình ảnh rất cẩn thận bởi một tờ giấy đã trắng, dính một chấm đen cũng bị soi tận cùng xương tủy.
Người Win sẽ chịu nhiều áp lực hơn người Fail (tờ giấy đen, nay có một chấm trắng vẫn là tờ giấy đen). Kể từ đây, đi đâu, Bạn cũng sẽ bị nhận ra, bị "hỏi han",.. Shark Liên cũng từng kể chuyện khi Fan hâm mộ xin chụp hình, cô ấy cũng không quen, mãi sau này mới thích nghi.
3. MẤT THỜI GIAN
Thứ Start up founder nào cũng cần là THỜI GIAN, họ làm ngày làm đêm là vì nguồn lực yếu, tiền cạn nhanh, đối thủ mạnh hơn dễ dàng copy nếu thấy ngon, nên tham gia các kiểu event như Sharktank là phải cân đối nguồn lực phân bổ cho một hoạt động rất tốn thời gian: nào là nộp hồ sơ, audition, rồi trình bày cho hội đồng cố vấn, rồi chuẩn bị trình bày cho các Shark theo cách ấn tượng nhất, rồi thì follow up sau khi lên sóng truyền hình, vân vân và mây mây..
Thời gian đầu tư cho chương trình Sharktank là không hề nhỏ, ít nhất cũng phải 10 ngày làm việc Bạn nhé.
4. MẤT LÒNG CÔNG CHÚNG
Dù Bạn nói hay, nói dở thì luôn có hai nhóm công chúng: i) ủng hộ Bạn và ii) ghét Bạn. Khi đã lên sóng Sharktank, bạn hãy làm quen với cả hai kiểu nói vào mặt: i) khen nức nở ii) chửi thậm tệ.
Mình từng nhận những câu kiểu như "Điên à" "Khùng"... từ những người chưa hề biết mình, chưa tìm hiểu về mình. Đọc hơn 1,000 comments trên Youtube về clip của mình các Bạn sẽ hiểu điều này. Mình từng không dám đọc những comment tiêu cực kiểu đấy cho tới khi mình lấy lại được sự tự tin để đối diện với nó. Cả một hành trình đau thương đấy Bạn à, yếu bóng vía là có thể "đi luôn" rồi.
5. MẤT KHÁCH HÀNG
Một số khách hàng có thể Quay lưng sau khi nghe câu chuyện của Bạn. Trải nghiệm của mình: một khách hàng lớn đã dừng việc thương thảo, dù trước đó rất thích và gần chốt hợp đồng, vì thấy mình lên kể chuyện DN mình đang lỗ. Họ sợ - và điều đó là hợp lý - vì giao cho ông làm hệ thống cả tỷ đồng mà nữa đường ông phá sản thì làm thế nào?
Làm Start up nó khổ lắm, và chỉ có người Chủ đã từng đi qua thời gian khó sẽ cảm thông, còn các anh chị làm ở trò Manager của các công ty truyền thống, quen với sự an toàn thì sẽ rất ngại làm việc với các Start up. Lên Sharktank đồng nghĩa với việc Bạn thừa nhận mình là Start up, là đứng chung với nhiều Bạn đang còn ở mức ý tưởng, đang làm sản phẩm lẫn mới ra thị trường. Cho nên, nếu giải pháp/sản phẩm bạn làm hướng tới B2C thì phù hợp nhưng nếu là B2B thì phải xem kỹ mức độ ảnh hưởng.
6. MẤT NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG
Làm Start up, việc gọi vốn để tăng trưởng là cần thiết. Bạn sẽ tham gia rất nhiều sự kiện về ý tưởng kinh doanh (như Start up Wheel, Techfest, vân vân..), sẽ gặp nhiều nhà đầu tư cùng lúc (họ cũng phải gặp rất nhiều Start up để chọn).
Vì hành trình này nó dài và không có ai dám chốt nhanh, nên khi Bạn lên ti vi, nhà đầu tư bạn đang làm việc có thể đổi ý tùy thuộc vào cách bạn thể hiện: nếu Thắng/Winner thì biết là Bạn sẽ "chảnh hàng, có mối rồi" --> bỏ, nếu Thua thì bạn là người thua/Loser --> uy tín kém --> bỏ. Thế nên, người có tiền nói kiểu gì cũng đúng, ha!
7. MẤT NIỀM TIN
Đối với trường hợp Thất bại, có hai kiểu để đánh giá.
Ý tưởng của Bạn hay, xuất sắc, đi trước thời đại nên ít người hiểu hoặc chia sẻ niềm tin này. 2 là Ý tưởng của Bạn có nhiều điểm khiếm khuyết thật, phải chỉnh sửa hoạc là phải bỏ luôn. Câu hỏi là: 1) Bạn có đủ mạnh mẽ, kiên định với niềm tin của mình
Bạn có đủ tỉnh táo để nhận ra điểm mạnh và ĐIỂM YẾU trong Start up mình đang làm, dám chấp nhận thất bại và Start cái mới?
Trong cả hai trường hợp, NIỀM TIN của Bạn là thứ bị THỬ THÁCH nhiều nhất. Có ai bỏ ra vài tỷ cộng với thời gian, công sức, tâm huyết rồi dám dũng cảm thừa nhận "em sai rồi, em làm lại" không?
Làm Start up nó đòi hỏi người sáng lập Cảm xúc cao, Năng lượng mạnh mẽ là để bù đắp cho một doanh nghiệp trong trạng thái phôi thai, nhưng nếu lỡ để tụt Mood, thì rất khó kéo lên và hệ lụy lâu dài cho cả doanh nghiệp Start up. Một Bạn Founder chia sẻ với mình: Anh ạ, em đếch dám yêu ai vì em phải tập trung cho "đứa con" Start up của mình!
Đấy, sơ sơ 7 ý như vậy, không biết Bạn có muốn nghe tiếp không? Tuy nhiên, đây chỉ mới là một phần của Bức tranh, post ngày mai sẽ nói về những thứ ĐƯỢC GÌ KHI THAM GIA SHARKTANK, BẠN NHÉ!
Trân trọng và Yêu thương,
Comments