top of page

NỖI KHỔ NGƯỜI ĐI ĐĂNG KIỂM XE TẢI

Đã cập nhật: 24 thg 12, 2023



NỖI KHỔ NGƯỜI ĐI ĐĂNG KIỂM XE TẢI

Nam bộ mùa khô, nắng như đổ lửa. Không mái che, người người xếp hàng chờ..đăng kiểm. Người người bức xúc. Các Hiệp hội Vận tải địa phương như Bình Dương đều đã có ý kiến đề xuất. Vietnamnet đã có loạt bài trao đổi về Chủ đề này.

Ngay cả Cơ quan chủ quản là Bộ GTVT cũng đã có Đề xuất cho Chính phủ để ban hành một Nghị quyết đặc biệt để giải quyết vấn đề trong lưu thông. Và ra quyết định có lẽ là một điều vô cùng khó khăn bởi trách nhiệm liên quan đến an toàn của con người là rất lớn!

Mình rất hiểu bởi với cơ chế giám sát chéo lẫn nhau thì ngay cả Bộ GTVT cũng không tự quyết định được câu chuyện điều tiết này mà phải xin ý kiến của các Bộ - Ngành có liên quan, đồng thuận hết thì mới có thể đưa ra được văn bản hướng dẫn áp dụng trên toàn quốc!

ẢNH HƯỞNG ĐẾN AI?

Mà thôi, đó là chuyện còn dài lắm, quay lại với thực tại. Nếu chúng ta không có sự điều chỉnh, thiệt hại là gì? Từ trao đổi thực tế với các Doanh nghiệp dịch vụ vận tải, Logistics, mình nghe được như sau:


  1. Các hợp đồng vận tải đã ký đều trên giả định phương tiện luôn sẵn sàng. Nay thì "xe em kẹt đi đăng kiểm mà giấy hẹn là 4 tháng nữa", vậy khách hàng trả lời thế nào? "Giấy trắng mực đen, án tại hồ sơ, theo chế tài trong hợp đồng đi em!". "Đăng kiểm bị kẹt? Chuyện bất khả kháng ư? Chị không quan tâm. Đó không phải việc của Chị.". --> sự vô cảm từ phía người dùng dịch vụ

  2. "Xe em là xe rơ mooc thì chờ tới mùa quýt nhé, xe khách, xe ô tô còn chưa tới lượt, huống gì cái thứ rơ mooc chẳng có người lái" --> phân biệt đối xử với phương tiện nữa chớ.

  3. Vào siêu thị, không thấy hàng, cô nhân viên bảo "xe kẹt đăng kiểm nên chưa giao hàng kịp". Ủa? là sao?

  4. "Xe em là siêu trường, siêu trọng, tiêu chuẩn kiểm tra đặc biệt, chờ đi nhé, người còn không có thì kiểu xe em còn xa lắm". --> người giàu cũng khóc.

Một cảm giác ớn lạnh chưa các bạn? Mình nhớ lại mùa Covid năm đó, ngay cả trong mùa giãn cách, hàng hóa vẫn phải lưu thông, nếu không thì nhiều người chắc sẽ thê thảm lắm. Mỗi khi có sự cố ách tắt, đứt gãy như vầy thì vai trò của Logistics mới được nhắc đến nhiều. Bài học từ thời Covid mới đây chắc nhiều người còn nhớ?

THỬ BÀN GIẢI PHÁP

Giải pháp? xe có dán QR code để kiểm soát. Bạn của mình là người tham gia viết apps để tiếp nhận đăng ký xe và cấp QR nên mình cũng hiểu được về mặt công nghệ, giải pháp này có thể thực hiện rất nhanh.

Phân tích lại:

  1. Công suất thực hiện đăng kiểm: đã xác định là nút thắt cổ chai. (đã có sự chi viện hết cỡ từ Quân Đội), không tăng được công suất và chỉ có thể phát giấy hẹn.

  2. Phương tiện: vẫn cần phải lưu thông để đưa hàng hóa, con người đi đến nơi, về đến chốn. Số lượng rất lớn và xảy ra dồn ứ.


Vậy sao chúng ta không làm như sau:


  1. Xe nào tới hạn, có đăng ký lịch đăng kiểm thì ngay trên app đăng ký, cấp cho xe đã đăng ký lịch 1 QR code để lưu thông tạm. Chủ phương tiện chỉ cần in ra và dán lên kính xe và cho phương tiện lưu thông. 1 phương tiện chỉ thực hiện đăng ký 1 lần tại 1 trung tâm và cố định QR code.

  2. Khi cơ quan Cảnh sát giao thông kiểm tra phương tiện thì chỉ cần dùng cùng App đăng kiểm scan QR dán trên xe là biết lai lịch xe, lịch đăng kiểm, khi đó, cơ quan Cảnh sát giao thông sẽ cho phép xe vận hành. Các trường hợp trễ hạn đăng ký so với lịch đăng kiểm mà chưa đi thực hiện mới phải xử lý.

  3. Để đảm bảo an toàn thì dựa vào niên hạn sử dụng để đưa ra tiêu chí lọc, ví dụ như xe trên 15-20 năm thì buộc phải chờ kiểm định thực tế.

  4. Về phần mềm giám sát thì có thể viết ra rất nhanh (nếu cần, sẽ có các công ty công nghệ Việt Nam xung phong đóng góp vì cái chung, như đã từng ở thời Covid). Các tài xế, các cơ quan nhà mình thì đều quen với khái niệm QR rồi. Nên giải pháp này có thể thực thi nhanh chóng.

  5. Câu hỏi tiếp theo là: ai làm? Hãy nhớ lại, với cơ chế chằng chịt nói trên thì cách giải quyết là có một Ban chỉ đạo vào cuộc, có đầy đủ đại diện các cơ quan chức năng, thực nghiệm, phản ứng nhanh, quyết liệt thì may ra.


Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi nào có khó khăn, người Việt Nam mình mới đoàn kết lại. Với sự cố của ngành Đăng kiểm, đây là một giai đoạn chúng ta cần sự chung tay vượt qua, cần sự đối thoại và phối hợp từ các Cơ quan chức năng đến cộng đồng doanh nghiệp để nhịp sống vẫn lưu thông bình thường.


Đây chỉ là một góc nhìn cá nhân, không đại diện cho ai và cũng không kêu gọi ai cả, chỉ là để chia sẻ thông tin về một vấn đề mà nếu không ai hành động thì hậu quả có thể sẽ rất lớn!


p/s: Ảnh thực tế do các Anh Chị em trong ngành logistics ghi nhận thực tế.


Trân trọng và Yêu thương,

Tp.HCM, 14.04.2023.


#ktbs#khiemtranbuoisang#logistics#vietnam #khiemtranlogistics

Nguồn tham khảo:

49 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page