top of page

GỬI GENZ: CHỌN ÍT ĐỂ ĐƯỢC NHIỀU (LESS IS MORE)

Vấn đề của thế hệ trẻ ngày này chính là có quá nhiều chọn lựa và băn khoăn không biết nên chọn điều gì. Bất ngờ thay, hạnh phúc là khi Bạn chọn rất ít điều bận tâm để được thưởng thức trọn vẹn nhiều hạnh phúc. Vì sao?

Người thật - việc thật - ảnh chụp năm 2007 tại VP P&G Việt Nam
Khi "less is more"

LESS IS MORE: CHUYỆN VỀ THƯƠNG HIỆU MÌ GÓI VIỆT


Hồi xưa, có một nhà máy mì gói, sinh sau đẻ muộn nên khó cạnh tranh với các nhà máy lớn đi trước như Vifon, AceCook.. Và trên bản đồ chiến lược cạnh tranh, họ chọn chiến lược Chi phí dẫn đầu (Cost leadership ). Bằngstrategycách nào? Hồi đó, trong nhiều sản phẩm mì gói, loại mì tôm chua cay được thị trường ưa chuộng nhất. Thế là nhà máy này tập trung sản xuất đúng một loại mì gói này. Giá trị của chiến nàlược là gì:


  • Vì chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên dây chuyền máy móc không cần ngừng – làm sạch – chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, cứ thế chạy liên tục 24/7 (thuật ngữ tiếng Anh là Change over). Đây là chi phí không nhỏ trong các nhà máy khác.

  • Vì chỉ có một loại sản phẩm nên dễ dàng dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, đàm phán giá với các nhà cung cấp dễ dàng hơn, không tốn công sức quản lý nhiều mặt hàng/nhà cung cấp, không bị rủi ro tồn kho an toàn bị hết hạn sử dụng (hàng thực phẩm có hạn sử dụng tương đối ngắn).

  • Vì chỉ có một loại sản phẩm nên không đòi hỏi nhân sự biết quá nhiều kỹ năng, chỉ tập trung và thuần thục cho một số kỹ năng chính, dễ đào tạo và cũng dễ thay thế khi cần.

Và nhà máy đó có tên là Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods). Sản phẩm góp phần làm nên thành công cho Asia Foods chính là Mì Gấu đỏ. Đó là một chọn lựa thông minh của một người đi sau.


LESS IS MORE: CHUYỆN NHÀ ĐA QUỐC GIA P&G


Tương tự câu chuyện của mì Gấu đỏ, nếu Bạn biết đến Công ty P&G Việt Nam thì sẽ thấy hành trình “Less is More”:


  • 1995 - 2006: gia nhập thị trường Việt Nam thông qua liên doanh với Công ty Phương Đông (thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam), sản xuất hàng tiêu dùng cho 9 nhãn hiệu: Tide, Downy, Rejoice, Pantene, Head & Shoulder, Camay, SafeGuard, Pampers, Febreze (sản phẩm này sản xuất cho thị trường Nhật) với 2 nhà máy (nhà máy chính tại KCN Đồng An).

  • 2007 – 2016: trước xu hướng Việt Nam gia nhập WTO, AEC, chính sách thuế có nhiều thay đổi, P&G đã thay đổi chiến lược “ASEAN as ONE” – thị trường ASEAN khoảng 600 triệu dân là mục tiêu và bắt đầu tập trung hóa sản xuất: các nhãn hàng Dầu gội được chuyển sang vương quốc Thái Lan; Bột giặt được chuyển cho đối tác gia công; Nhà máy Đồng An chỉ còn tập trung vào 1 ngành duy nhất: nước xả vải Downy.

  • 2016 – hiện nay: P&G đã đầu tư thêm 2 nhà máy: 26/3/2015, khởi công nhà máy P&G ở Bến Cát chuyên sản xuất sản phẩm dao cạo râu Gillette; trước đó, vào ngày 29/11/2010, P&G đã khánh thành nhà máy sản xuất tả Pampers.

Có thể nói, khi thị trường tiêu dùng đã định hình rõ ràng và dễ dự báo, việc tập trung hóa đem lại hiệu quả “cost leadership” nói trên.


LESS IS MORE: CHUYỆN NHÀ GENZ


Vậy GenZ ngày nay thì sao:

  • Muốn học cái gì thì có thể học cái đó ngay và luôn, không offline thì online. Vấn đề là chọn học cái gì và có quyết tâm theo đuổi không?

  • Muốn đi du lịch chỗ nào thì đi chỗ đó, miễn biết cách thu xếp (chứ không nặng nề chuyện tiền bạc) và có quyết tâm. Chẳng hạn, nếu Bạn thích Đà Lạt, cứ xin đi làm nhân viên phục vụ một khu du lịch nào đó là có trải nghiệm du lịch không mất tiền ngay. Hay Bạn nói ước mơ đi Buhtan? Thì cứ giỏi tiếng Anh đi, tự tìm hiểu đi rồi xin đi làm phiên dịch cho đoàn, rứa là được đi thôi. Vấn đề là Bạn có quyết tâm không?

  • Muốn có người đi trước hướng dẫn thì cứ vào các Cộng đồng online mà hỏi, hoặc tham gia các chương trình Mentoship. Vấn đề là Bạn có thực hiện theo những gợi ý của Mentor hay không?

Trong biển thông tin ngày nay, khó phân biệt được Thật – Giả, các bạn trẻ có khuynh hướng muốn biết “Menu cuộc sống” (giống như khi vào nhà hàng, Bạn đọc hết Menu trước khi chọn món) có cái gì trước khi chọn lựa, nhưng càng đọc sẽ càng thấy mênh mông. Tâm lý FOMO (Fear of Missing Out) trở thành một động cơ cho nhiều người ngày nay: cái gì cũng muốn biết, cũng muốn được cập nhật dẫn đến không dám chọn lựa điều gì cả. Bạn có cảm nhận được tâm lý trì hoãn: "Ờ, cái này hay và mình thích, nhưng để mai coi có cái khác hay hơn không?"


Vậy nên, mình chỉ gợi ý: “Bạn cứ đọc Menu cuộc đời thoải mái đi nhưng hãy Chọn, và khi đã hạ quyết tâm thì đừng quay đầu nữa, dấn thân cho đủ 10,000 giờ rồi hẵng review lại nha!”.


Trân trọng và Yêu thương,



Nguồn:




153 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page