top of page

CHIA SẺ: LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ LÀM 10+ CÔNG TY CÙNG MỘT LÚC?

Đã cập nhật: 3 thg 7, 2023

Vì nhiều bạn có cùng thắc mắc làm "ông Khiêm chém gió chứ thế méo nào mà dám làm 10+ Công ty cùng một lúc?" Mình sẽ chia sẻ với bạn về kinh nghiệm thực tế của mình.





1. Lãng phí trong DOANH NGHIỆP: có phải, khi bạn ký hợp đồng lao động với một công ty, bạn cần tuân thủ đầy đủ nội quy lao động, bao gồm giờ giấc, kết quả công việc, sự phối hợp bên trong công ty, đúng chưa? Thực tế là công ty càng lớn thì lãng phí càng nhiều: rất nhiều nhân viên tới công ty lăn vân tay xong mới đi cafe sáng, ăn sáng; trong giờ làm thì buôn chuyện, ăn vặt; các cuộc họp có đông đủ thành viên là thể nào cũng chờ ông có mặt trễ nhất, và thường chỉ có Sếp nói là chính... Mình thì không vướng vào những lãng phí vô bổ đó: mình làm việc từ 3h sáng mỗi ngày, mình chủ động gửi yêu cầu/hướng dẫn/đề xuất đến cho đồng nghiệp của mình, các cộng sự của mình chỉ nhận thông tin đầu ngày và báo lại, tới chiều mình làm tiếp hiệp nữa là done, chủ yếu là call/zalo, ko dùng email. Cho nên, mình đã cắt được những công việc không cần thiết trong agenda làm việc của mình.


2. Lãng phí thứ 8: là lãng phí về năng lực nhân viên. Ví dụ, bạn là nhân viên kho, xong bạn vẫn làm kho 5-10 năm nữa, thì kinh nghiệm của bạn là 1 năm được lặp lại 5-10 lần. Trong khi đó, về năng lực, bạn hoàn toàn có thể học hỏi cái mới, nhận thêm nhiều công việc hơn và xứng đáng hưởng thù lao cao hơn. Nhưng ở DN lớn, họ thích sự ổn định về đội hình, "ai ở đâu cứ ở yên đó" nên sẽ ít khuyến khích bạn mở rộng tầm ảnh hưởng. Mình thì kinh qua đủ mọi vai trò, chủ động ôm việc để học hỏi nên gần như kiểu công việc nào không dính tới chuyên môn sâu là mình cân được hết (kể cả design vì mình biết dùng Canva). Người ta hay gọi đó là Đa-di-năng, thực chất chỉ là chuyện bạn có một Khát khao học hỏi và chăm chỉ cày bừa, còn công cụ - giải pháp có bao la. Mình không dùng chữ KHÔNG BIẾT mà chỉ dùng chữ CHƯA BIẾT đối với một công việc nào đó.


3. Lãng phí năng lượng: "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", bạn đi làm sales ắt phải rành kỹ năng ăn nhậu, bạn đi làm văn phòng ắt rành kỹ năng ăn vặt, bạn sẽ phải hoà nhập vào những cuộc vui chung của cộng sự. Mình không vướng vào những chuyện đó, vì mình biết rõ mình có gì và bán cái gì. Mình không bị năng lượng tiêu cực ở "môi trường công sở" ảnh hưởng (công ty nào cũng có kiểu môi trường này), không sợ Sếp trù dập, không sợ bị đồng nghiệp ganh ghét.


4. Chọn An toàn - Thu nhập ổn định hay Rủi ro - Thu nhập đột biến? Khi bạn đi làm tại một doanh nghiệp, bạn lãnh lương tháng cố định + thưởng, nên Bạn sẽ có sự sợ hãi về cảm giác bị mất việc, nên Bạn thường sẽ phải "tận trung báo quốc". Mình chọn giải pháp không cần lương (nhưng có thù lao hàng tháng + share trên kết quả), sức mình đóng góp đến đâu hưởng đến đó. Nên mình thoải mái "bung lụa", mạnh dạn đưa ý kiến, chả cần rón-rén rụt-rè. Cảm giác "mình thích thì mình làm thôi" nó rất là ĐÃ nha các bạn.


5. Bán hàng vs. Chăm sóc khách hàng?: Mình cũng chọn việc Bán hàng như nhiều Bạn, nhưng mình không hề có áp lực doanh số. Mình chọn sản phẩm "Độc-đẹp-lạ-hiếm" để bán, nên thường mình sẽ bán giá CAO. Mình chọn Khách hàng để phục vụ chứ không phải đi quơ cào khách hàng. Vì không áp lực chỉ tiêu doanh số, mình xem Khách hàng là Bạn, và mình chỉ việc nghĩ cách giúp KHÁCH HÀNG MÌNH bán được hàng/tiết kiệm được tiền là HỌ SẼ MUA CỦA MÌNH. Vậy nên, không quan trọng RỔ SẢN PHẨM MÌNH CÓ GÌ, miễn là KHI KHÁCH HÀNG CÒN CHỌN MÌNH ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ, THÌ MÌNH ỔN ÁP. Cách bán hàng của mình đúng với câu "Muốn nhanh thì phải từ từ".


6. Chọn sản phẩm gì để bán? Thường mình sẽ chọn sản phẩm KHÓ BÁN, nghĩa là: thời gian chốt deal dài đến rất dài, sản phẩm giá cao ít phù hợp phân khúc phổ thông, ít người làm được. Vì như vậy, mình hầu như không phải cạnh tranh với ai cả, vừa bán và vừa chơi. Ít người dám nhận họ có thể bán nhiều món, đơn giản vì họ sợ khách hàng chê THẰNG NÀY MÉO TẬP TRUNG. Mình thì đã định hình được THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN nên không còn bận tâm với những nhận định như vậy từ phía Khách hàng. Ai tin mình, hiểu mình thì sẽ chọn mình thôi, mình chả cần phải chào mời, săn đón ai cả!


7. Dành thời gian cho công việc như thế nào cho đủ? Như đã nói, mình có 12-15 tiếng dành cho công việc/ngày. Ở tuổi 40, mình để cho vùng tiềm thức hoạt động là chính, nghĩa là kiểu dựa trên kinh nghiệm và quan hệ. Ví dụ mình đã chứng minh, sự kiện hội thảo với bác Trần Đình Thiên cùng hơn 200 doanh nghiệp tham dự, mình và cộng sự chỉ mất 3 ngày để dàn xếp mọi thứ. Thế nên, thời gian không phản ánh hết được cách thức làm việc. Khi đã có kinh nghiệm bạn sẽ thấy là thao tác bạn làm trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, thuần thục chớ không có hùng hục dùng sức như thời trẻ trâu.


8. Thương hiệu Cá nhân vs. Thương hiệu Công ty? Nhiều người thường giới thiệu "Tên + Chức danh + tên Công ty", vì Tên Công ty bản thân nó phản ánh nhiều thứ. Chúng ta thường trầm trồ khi biết người bạn mình khoe là đang làm cho công ty X, Y, Z là những-công-ty-mà-ai-cũng-biết, và chúng ta thường sẽ mặc định trong đầu bạn ấy cũng sẽ hoành tráng như thương hiệu của công ty nói trên. Kỳ thực thì mình cũng vậy thôi, mình cũng tự hào khi nói Mình là người P&G, Gemadept, ĐôngÁ Bank,.. mặc dù lương/title hồi đó là vô cùng khiêm tốn. Chính vì sức mạnh của Thương hiệu Nhà tuyển dụng như vậy nên khi bạn nghỉ việc, bạn sẽ cân nhiều thứ lắm. Mình thì có may mắn là còn sống sót tới lúc này, đủ biết sẽ không có ai dám ký HĐLĐ với mình nữa, nên chỉ có tự bồi đắp thương hiệu cá nhân của mình. Bằng cách nào: mỗi ngày viết 1-2 bài, post đều trên các mặt trận - chủ yếu là Linked In, Facebook, rồi thường xuyên đi lai dạo, thả tym cho những người mình yêu quý nè, rồi thấy chuyện bất bình thì phải vào vai Lục Vân Tiên ngay.. Bằng cách tiếp cận này, mình dễ tạo được thiện cảm với nhiều người. Tích luỹ đủ lâu thì nó ra thương hiệu cá nhân thôi, hổng tin bạn cứ thử, nhưng mà phải ĐÚNG - ĐỦ - ĐỀU nha.


9. Rốt cuộc là mình đang BÁN GIÁ TRỊ GÌ ĐỂ KHÁCH HÀNG TRẢ TIỀN? Mình giống với câu chuyện "Gõ 1 nhát búa hết $1,000 trong đó $1 cho công gõ và $999 cho việc "biết chỗ gõ". Nên khi gặp mình: Khách hàng từ rối não sang nhìn lại bức tranh ấy một cách mạch lạc hơn, từ trạng thái tim loạn nhịp sang cảm giác bình yên, từ cảm giác bị Sales dí sang cảm giác có một người bạn tâm giao biết lắng nghe. Nên thứ mình bán KHÔNG PHẢI LÀ MỘT MÓN HÀNG CỤ THỂ, MÀ LÀ MỘT TRẢI NGHIỆM GẶP GỠ NGƯỜI TÂM GIAO TRI KỶ. Đó là thứ mà mình sẽ hầu như không bị cạnh tranh và mình chẳng phải đi cạnh tranh với ai cả.


10. Nếu chỉ là một CỘNG TÁC VIÊN BÁN HÀNG THÌ CẦN GÌ TITLE nhiều thế? Vì sau một quá trình lăn lộn, mình hiểu rằng: mình có thể phát huy được giá trị khi "danh chính ngôn thuận" - có chức danh để dễ trao đổi với khách hàng; có định vị rõ ràng: mình ở tầm nhìn chủ doanh nghiệp, một cổ đông có giá trị cho doanh nghiệp, nên mình sẽ chọn TƯ CÁCH CỔ ĐÔNG từ đầu. Mình sẽ từ chối mọi hình thứ ESOP bởi gu đó không hợp với mìh. Mình chỉ muốn rõ ràng và sòng phẳng về chính sách hợp tác, và định vị của mình là ở tầm C-level trong doanh nghiệp. Xét trong quản trị doanh nghiệp, Quy mô có thể lớn nhỏ, nhưng bài toán quản trị thì na ná nhau, nên kinh nghiệm của mình có thể có tiếng nói và góc nhìn để đồng hành cùng những người Doanh Chủ.


Hy vọng bài viết dài dòng này sẽ trả lời được cho những thắc mắc của nhiều bạn, để cảm thông cho Khiêm, để chấp nhận Khiêm làm được nhiều job một cách nghiêm túc chớ hem phải chém gió!

4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page