top of page

BẠN TRẺ HỌC GÌ ĐỂ TRANG BỊ NĂNG LỰC TƯ DUY?

Một sinh viên đang lái xe máy đi thi học kỳ, bỗng nhiên xe hư. Xử lý thế nào? Một là dắt bộ tìm chỗ sửa, Hai là tắt máy ráng chống chân từng chút, Ba là kiếm chỗ nào gần nhất gửi xe rồi bắt Grab đi tiếp? Mỗi phương án đều có mặt này, mặt kia và phản ánh năng lực tư duy của chúng ta.


CHỌN LỰA PHẢN ÁNH NĂNG LỰC TƯ DUY

Nghĩa là:

  • Phương án 1 phản ánh suy nghĩ cầu toàn, chỉn chu, tuyến tính, xử lý vấn đề từng bước một nhưng chậm và khả năng bị trễ giờ thi.

  • Phương án 2 phản ánh sự linh hoạt, cố gắng, độc lập, có thể hơi nghèo nên dùng sức thay cho tiền. Khả năng vẫn đến được phòng thi nhưng sẽ hơi mệt mỏi.

  • Phương án 3 phản ánh tính mục tiêu, hy sinh chuyện rủi ro gửi xe hay tiền đi Grab chiều đi, chiều về để đạt được mục tiêu. Bạn sẽ đến phòng thi đúng giờ, không bị tâm lý trễ giờ đè nặng.

Chuyện nói trên là ví dụ nhỏ cho vui để nói về cách ứng xử trong cuộc sống thường nhật nhưng liên quan đến năng lực tư duy rất nhiều.


BIỂU HIỆN NĂNG LỰC TƯ DUY

Thực tế quan sát của mình là nhiều Bạn trẻ đang bị vướng vào tư duy tuyến tính với các biểu hiện như sau:

  • Khi nhận yêu cầu công việc A là nhận cái rụp, cắm đầu làm và đưa về kết quả B, không hề xác nhận lại yêu cầu của Anh là vầy phải không, em hiểu vầy có đúng không. Tác hại là tốn thời gian chờ đợi, nói lại yêu cầu A.

  • Khi thực hiệc công việc, không có phương pháp làm việc rõ ràng, không đưa ra khung (Framework) giải quyết vấn đề (chẳng hạn, phân tích ngành thì dùng mô hình 5 tác lực của Micheal Porter, phân tích chiến lược thì dùng ma trận SWOT,..) mà chỉ sử dụng những công cụ sẵn có, chủ yếu nhất là Google và ChatGPT. Có thể các Bạn ngại tốn kém, ngại cực, ngại làm phiền người khác mà không tìm các công cụ khác: đọc tài liệu chuyên ngành uy tín để hiểu được bản chất đằng sau những con số, phỏng vấn những người có thông tin/kinh nghiệm, đóng giả vai khách hàng để tìm hiểu về sản phẩm đối thủ, đi xuống trực tiếp hiện trường để quan sát,.. Tác hại là kết quả công việc thường mang tính tổng hợp thông tin ở lớp sơ khởi, chưa đủ sâu để ra quyết định.

  • Khi hoàn thành công việc, gửi đi cái rụp là xong việc, gút chóp, trà sữa nào.. mà không tiếp thu góp ý để bổ sung, hoàn thiện. Tác hại là lần sau sẽ lại mắc lỗi y chang lần trước.

VÌ SAO CHÚNG TA HAY CÓ TƯ DUY TỔNG HỢP HƠN LÀ PHÂN TÍCH?

Vì sao vậy? Mình không trách các Bạn vì các chúng ta bị đánh giá thông qua kỹ năng học thuộc lòng quá nhiều. Bạn có còn nhớ hồi nhỏ, chúng ta học ở phổ thông, kỹ năng chúng ta học nhiều nhất là HỌC THUỘC LÒNG, không phải là KỸ NĂNG TƯ DUY. Kinh nghiệm trở thành học sinh giỏi của mình như sau:

  • Hồi cấp 2, mình cũng mò mẫm đi học đội tuyển học sinh giỏi toán, toàn rớt. Sau này mới phát hiện ra, đề thi học sinh giỏi lớp 6 là nằm trong sách giáo khoa lớp 7, và những bạn “giải toán như máy” thực ra đã biết dạng đề và dùng trí nhớ là xong.

  • Mình dễ dàng nhận giải Học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử từ năm lớp 11. Mình học Sử theo cách tư duy của toán, hệ thống hóa dòng thời gian, tìm logic tại sao triều đại này thay đổi triều đại kia, và các con số dữ kiện lịch sử, các địa danh, tên các nhân vật lịch sử chui vào não mình một cách tự nhiên, không gò ép.

  • Lên Đại học cũng vậy, với cách đánh giá học lực bằng những bài trắc nghiệm và cho sử dụng tài liệu thì vô cùng đơn giản để lật đến trang cần tìm để xác nhận phương án đúng (thường mình sẽ loại trừ được ngay 2 phương án sai, chỉ phân vân 2 phương án có thể đúng).

HỌC NĂNG LỰC TƯ DUY Ở ĐÂU?

Bạn có tiếp thu dễ dàng các môn như Triết học, Phương pháp luận sáng tạo, Kỹ năng giải quyết vấn đề không? Thường nội dung đào tạo của nhiều trường đại học ít đụng đến các môn học này và Bạn nào quan tâm thường phải đi học ở các khóa đào tạo bên ngoài. Hồi sinh viên mình cũng nghèo lắm nên phải chờ đi làm, có tiền rồi mới đi bổ khuyến mấy khóa học này, khi đó thì cũng đã trả giá nhiều trong cuộc sống để tự nghiệm ra vai trò của các môn học liên quan đến tư duy.

Trong trường Đại học, môn học mà mình đã từng ghét là môn Nghiên cứu tiếp thị, hóa ra lại là một môn học quan trọng để giúp mình điều chỉnh tư duy. Thầy Vũ Thế Dũng (nguyên Phó trưởng khoa Quản lý Công nghiệp, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM) trực tiếp dạy mình môn này khoảng 4 buổi (sau đó Thầy đi học nước ngoài) nhưng mình đã cảm nhận được rất nhiều về cách hệ thống hóa vấn đề. Sau này, thầy Dũng mở trường Thinking School, mình thấy được tâm huyết của Thầy trong việc chia sẻ về phương pháp tư duy, rất quan trọng với các bạn trẻ mới vào đại học hay kể cả đã đi làm thì vẫn lớ ngớ trong các tình huống nói trên.


Mình khuyên các Bạn nên dành thời gian tìm hiểu về các khóa học của Thinking School và chọn những khóa rẻ nhất – ngắn nhất để bắt đầu vì khi đã khai mở tư duy, Bạn tự biết cần phải làm gì, sẽ tự lý giải cho mình các tình huống trong cuộc sống và có chọn lựa cho riêng mình với từng phương án, không còn nỗi lo sợ “để về nhà hỏi ý Cha/Mẹ”. Khi Bạn độc lập về tư duy, Bạn mới bắt đầu làm chủ cuộc đời mình!


Quét QR code sau để tiện đăng nhập trên điện thoại Bạn nhé!


Học kỹ năng tư duy ở Thinking School
Thiking School cung cáp các khóa đào tạo tư duy



Trân trọng và Yêu thương,

94 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários

Avaliado com 0 de 5 estrelas.
Ainda sem avaliações

Adicione uma avaliação
bottom of page